Mô hình nến Fakey là gì? Cách giao dịch với nến Fakey

Read Time:9 Minute, 29 Second

Mô hình nến Fakey là dạng mô hình price action quan trọng và hiệu quả nhất. Do đó, nếu muốn thành công trong giao dịch Forex thì các nhà đầu tư cần biết rõ được đặc điểm, cách nhận biết và cách giao dịch với mô hình này. Cụ thể như thế nào thì mời bạn đọc cùng theo dõi hết bài viết của SanForexOnline để tích lũy thêm cho mình những kiến thức thú vị.

Mô hình Fakey là gì? 

Mô hình nến Fakey còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như bull trap, bear trap, mô hình bẫy giá,… Như đã giới thiệu, Fakey là một trong các mô hình nến theo trường phái giao dịch Price action (hành động giá)

Về định nghĩa, Fakey đơn giản là một sự kết hợp (setup price action) giữa Inside Bar đi kèm với một cú phá vỡ giả. Cú phá vỡ giả điển hình có thể là Pin Bar như ví dụ dưới đây:

Cấu tạo của Fakey bao gồm: một mẫu hình Inside bar (1 cây nến mẹ – Mother bar, 1 cây nến trong – Inside bar); một nến phá vỡ Inside bar; một nến đảo chiều sự phá vỡ đó. Sau khi Fakey được hình thành, thị trường sẽ di chuyển theo hướng của cây nến đảo chiều.

Đặc điểm của nến Fakey

– Đầu tiên, thị trường hình thành mô hình nến Inside Bar (hai cây nến đầu tiên). Sau đó xuất hiện cây nến thứ ba thể hiện giá có vẻ đang đi lên. Lúc này, nhiều trader nghĩ rằng mẫu hình Inside Bar đã được kích hoạt nên sẽ thực hiện mua vào khi giá di chuyển ra khỏi phạm vi của mô hình.

– Tuy nhiên sau đó, giá lại giảm mạnh xuống (cây nến thứ tư), hình thành mẫu hình phá vỡ giả Inside Bar (false-break out of Inside Bar). Kết quả tạo thành mô hình Fakey. Sau khi mô hình Fakey được tạo thành, giá sẽ lao xuống mạnh, đây là cơ hội tiềm năng để các trader thu mức lời lớn.

  • Với mẫu hình Fakey tăng giá, nến phá vỡ phải đóng cửa tại mức giá cao hơn đỉnh của cây nến trong hoặc chính mô hình Inside Bar đó.
  • Ngược lại với mô hình fakey giảm, nến phá vỡ phải đóng cửa tại mức giá thấp hơn đáy của cây nến trong hoặc bản thân mô hình đó.

Ý nghĩa của mô hình nến Fakey

Để biết được ý nghĩa của mô hình nến Fakey đối với các nhà đầu tư trong quá trình giao dịch, trước tiên các bạn cần hiểu được nguyên nhân đằng sau sự hình thành mô hình nến Nhật này. Điển hình mô hình nến Fakey có thể xuất phát từ hai nguyên nhân chính sau đây:

  • Do tác động của các ông lớn -“cá mập”.

Đầu tiên, các ông lớn lừa các trader nhỏ lẻ rằng giá đã đi lên theo cơ chế hoạt động của Inside Bar. Thông thường các nhà đầu tư này sẽ mua vào và đặt stoploss ngay dưới mẫu hình nến. Tuy nhiên sau đó, các “cá mập” thực lệnh BUY khủng và quét sạch cắt lỗ của các trader khác. Sau khi đã loại bỏ được phần lớn các nhà đầu tư trên, họ sẽ cho giá di chuyển trở về đúng với xu hướng của Inside bar.

Rõ ràng, đây là cuộc chơi do các ông lớn tạo lập. Bởi vậy, nếu đủ nhạy bén và liều lĩnh để phát hiện ra tín hiệu này thì bạn có thể “ăn ké” theo họ với xác suất thành công là rất cao.

Chú ý, các ông lớn thường chỉ tạo được mô hình Fakey khi thị trường có xu hướng không mạnh, volume giao dịch cũng không nhiều thì mới có thể dễ dàng thao túng được.

  • Do sự phản ứng lại của thị trường trước xuất hiện của một tin tức, sự kiện quan trọng.

Đầu tiên, sẽ có sự xuất hiện của tin tức giả hoặc cố ý đưa tin giả để trục lợi. Đợi các trader đầu tư theo tin tức đã mua vào hết theo kế hoạch dự tính, tin giả ngay lập tức được đính chính theo chiều hướng đối lập khiến thị trường giật mạnh đổi ngược hướng trở lại, từ đó mô hình Fakey được tạo thành.

Một trong những dẫn chứng điển hình về cú lừa của hành động giá là sự kiện bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm 2000. Ban đầu, đa số các trang báo lớn của Mỹ đều đưa tin Al Gore – Phó tổng thống sẽ nắm quyền điều hành Nhà Trắng, khiến giá trên các thị trường chứng khoán và thị trường ngoại hối lao mạnh theo một phía. Nhưng sau đó, tất cả các tờ báo đăng tin đính chính lại là ứng cử viên George W.Bush mới là người thắng cử, khiến thị trường giật mạnh theo xu hướng ngược lại, tạo thành mẫu hình Fakey kinh điển.

=> Từ 2 nguyên nhân hình thành nến Fakey trên cho thấy sự phá vỡ giả là một tín hiệu lớn trong giao dịch forex, chúng cho các trader thấy những gì các cá mập đang nghĩ và chuẩn bị làm. Nếu đủ nhạy bén để phát hiện cú lừa của thị trường, đây là cơ hội tuyệt vời để các bạn có thể thu được khoản lời lớn.

Các mô hình nến Fakey

Thông thường, thị trường sẽ di chuyển theo hai xu hướng nên mẫu hình nến Fakey cũng có 2 dạng chính: Bearish Fakey Pattern (mô hình nến Fakey giảm giá) và Bullish Fakey pattern (mô hình nến Fakey tăng giá). Ngoài ra, Fakey cũng có thêm một số biến thể khác.

Để tìm hiểu rõ hơn các dạng mô hình trên, hãy cùng theo dõi từng dạng mẫu hình cụ thể dưới đây:

1. Mô hình nến fakey giảm giá

Mô hình nến fakey giảm giá xuất hiện khi giá đang dao động trong xu hướng tăng. Đặc biệt nếu mô hình nến Fakey hình thành trong khu vực kháng cự thì đây là dấu hiệu đảo chiều rất mạnh và trader có thể vào lệnh bán để kiếm cơ hội sinh lời.

2. Mô hình nến fakey tăng giá

Ngược lại với Fakey giảm, Fakey tăng giá xuất hiện khi giá đang trong xu hướng giảm. Khi mô hình này xuất hiện trong vùng hỗ trợ thì khả năng cao nó sẽ đổi chiều tăng và các trader có thể thực hiện lệnh mua.

3. Các biến thể của mô hình Fakey

  • Mô hình Fakey với Pin Bar

Một dạng biến thể chính của Fakey là mô hình Pin Bar. Theo đó, mẫu hình này khác với Fakey chuẩn ở chỗ hai cây nến phía sau sẽ được thu gọn thành một cây nến Pin Bar.

Hình bên trên miêu tả mô hình Fakey với Pin bar trong hai trường hợp giảm và tăng.

  • Một biến thể khác

Biến thế này này có hình dạng tương tự như mô hình Fakey với Pin bar. Khác nhau ở chỗ cây nến phía sau không phải cây nến Pin bar; nó có phần râu nến dài và phần thân nến dài hơn gấp 2 lần nến Pin bar. Tuy nhiên, cả hai biến thể này đều chung một đặc điểm là báo hiệu một cú phá vỡ giả mô hình Inside bar và thị trường sẽ giật mạnh sau đó.

Cách giao dịch với nến Fakey

Phương pháp giao dịch với mô hình nến Fakey không quá phức tạp. Các trader cần chút nhạy bén và tuân thủ đúng nguyên tắc thị trường thì khả năng thành công là hoàn toàn có thể. Sau đây là một số bước khi giao dịch với Fakey mà nhà đầu tư cần nắm được.

  • Bước 1: Xác định xu hướng thị trường.

Trước tiên, các trader cần xác định xem thị trường đang trong xu hướng tăng/ giảm hay trong giai đoạn thị trường sideway (đi ngang). Tiếp theo xác định các vùng giá trọng yếu có khả năng đảo chiều như kháng cự và hỗ trợ để khi xuất hiện một Fakey, các bạn sẽ có cơ hội vào lệnh.

  • Bước 2: Đặt lệnh giao dịch.

Trường hợp mô hình Fakey được tạo thành bởi nến Pin bar, bạn có thể thực hiện mua hoặc bán tại mức giá phía trên đỉnh của nến pinbar và cách đỉnh này ít nhất 2 pip.

  • Bước 3: Đặt cắt lỗ, chốt lời

– Cắt lỗ: Đặt dưới cây nến cuối nhằm đề phòng khả năng thị trường không di chuyển theo kỳ vọng.

    • Nếu giao dịch theo chart tuần, các nhà đầu tư chỉ nên đặt cắt lỗ cách mức giá thấp nhất của cây nến cuối tối thiểu là 100 pips.
    • Đối với khung thời gian ngày là 50 pips.
    • Tương tự với khung thời gian H4 là 30 pips
    • Khung H1 là 20 pips
    • Khung 15p là 15 pips.

– Chốt lời: Dù giao dịch theo bất kỳ phương pháp nào, các bạn nên đặt chốt lời theo tỷ lệ R:R (rủi ro:lợi nhuận) là 1:2. Tức là khoảng cách từ điểm entry đến mức stop loss (cắt lỗ) phải bằng 1/2 khoảng cách từ điểm entry đến mức take profit (chốt lời) của giao dịch.

Ví dụ: Để ứng dụng tốt mô hình Fakey vào giao dịch forex, chúng ta cùng xem xét Fakey hình thành trong vùng kháng cự và hỗ trợ như sau:

Các mức kháng cự và hỗ trợ bản chất đã là một tín hiệu dự báo sự đảo chiều. Nếu mô hình Fakey được hình thành tại các khu vực này thì tín hiệu đảo chiều sẽ càng trở nên tin cậy hơn. Đặc biệt khi giá đã phá vỡ khỏi mức kháng cự / hỗ trợ mà còn bị giật ngược trở lại chứng tỏ tín hiệu phát ra càng mạnh.

Các đường kháng cự/hỗ trợ có thể là đường nằm ngang, đường chéo hoặc là một ngưỡng Fibonacci, một đường MA….

  • Mô hình Fakey được hình thành ngay tại vùng kháng cự.

Trong trường hợp nến Fakey hình thành tại vùng kháng cự như hình. Ta sẽ vào lệnh SELL tại vùng kháng cự (vị trí mũi tên đỏ). 

  • Mô hình Fakey hình thành trong vùng hỗ trợ

Đây là trường hợp Fakey vừa được hình thành ở đầu của xu hướng tăng và xuất hiện ngay tại ngưỡng hỗ trợ. Lúc này, các trader có thể đặt lệnh BUY tại điểm thấp nhất của nến (vị trí mũi tên đỏ như trong hình).

Kết luận

Tóm lại, qua việc trình bày các kiến thức tổng quan và chính xác nhất về mô hình nến Fakey, bài viết một lần nữa khẳng định tác dụng hiệu quả mà Fakey đem lại cho các nhà đầu tư tài chính.

Đối với nhà giao dịch theo phong cách Price action nói riêng và đa số các nhà đầu tư nói chung, việc hiểu sâu và biết cách ứng dụng mô hình Fakey vào trading là vô cùng cần thiết, nó giống như một tín hiệu cảnh báo giúp các trader không bị “sập bẫy” đảo chiều giả khi tham gia thị trường.

 

Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %

Average Rating

5 Star
0%
4 Star
0%
3 Star
0%
2 Star
0%
1 Star
0%

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous post GAP là gì? Các loại Gap & Cách giao dịch với khoảng trống GAP
Next post Nến Harami (mô hình nến mẹ bồng con): Đặc điểm & cách giao dịch